Mục Lục
Thông thường thì màu sắc vật liệu chỉ liên quan đến tính thẩm mỹ của công trình. Tuy nhiên, đối với tấm lợp lấy sáng poly thì màu sắc sẽ ảnh hưởng đến cả khả năng lấy sáng và cách nhiệt. Do đó, cần xác định màu sắc của tấm lợp lấy sáng poly gồm những màu nào để lựa chọn màu phù hợp nhất và mang lại hiệu quả cao cho các công trình thi công.
Xem thêm >> Bảng báo giá chi tiết tấm lợp lấy sáng polycarbonate các loại phổ biến hiện nay
Bảng màu thông dụng của tấm lợp lấy sáng polycarbonate
Ngoài sự đa dạng về chủng loại, kích thước và độ dày thì các màu sắc của tấm lợp lấy sáng cũng khá đa dạng. Bảng màu thông dụng của tấm lợp lấy sáng polycarbonate bao gồm các màu sắc quen thuộc như:
- Trong suốt – Clear
- Xanh ngọc – Tosca
- Trắng sữa – Opal
- Xanh lá cây – Cool Green
- Xanh da trời – Cool Blue
- Bạc – Silver Millenium
- Nâu đồng – Cool Bronze
- Xám – Cool Grey
Các thông số về tỷ lệ truyền sáng của từng loại sản phẩm tấm poly sẽ khác nhau và giữa các thương hiệu sản xuất cũng khác nhau tùy thuộc vào tỷ lệ vật liệu của nhà sản xuất. Chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ về thông số sản phẩm tấm lợp lấy sáng dạng rỗng ruột thương hiệu Twinlite của công ty Impack Việt Nam để bạn có thể dễ dàng hình dung và so sánh hơn.
Thông số truyền sáng và cách nhiệt của từng màu tấm poly
Các thông số về tỷ lệ truyền sáng của từng loại sản phẩm tấm poly sẽ khác nhau và giữa các thương hiệu sản xuất cũng khác nhau tùy thuộc vào tỷ lệ vật liệu của nhà sản xuất. Chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ về thông số sản phẩm tấm lợp lấy sáng dạng rỗng ruột thương hiệu Twinlite của công ty Impack Việt Nam để bạn có thể dễ dàng hình dung và so sánh hơn.
Tỷ lệ truyền sáng
- Trong suốt – Clear: ——– 87%
- Xanh ngọc – Tosca: ——- 47%
- Trắng sữa – Opal: ———- 33%
- Xanh lá cây – Cool Green: 33%
- Xanh da trời – Cool Blue: 26%
- Bạc – Silver Millenium: — 20%
- Nâu đồng – Cool Bronze: 19%
- Xám – Cool Grey: ——— 10%
Có thể thấy những tấm poly có màu càng nhạt thì tỷ lệ truyền sáng càng cao và ngược lại. Đây cũng là điều dễ hiểu vì các tấm poly màu tối sẽ chứa nhiều chất phụ gia tạo màu hơn nên sẽ giảm được lượng ánh sáng xuyên qua nó và từ đó làm giảm tỷ lệ truyền sáng.
Tỷ lệ truyền nhiệt
- Trong suốt – Clear: ——– 60%
- Xanh ngọc – Tosca: ——- 44%
- Trắng sữa – Opal: ———- 0.3%
- Xanh lá cây – Cool Green: 35.56%
- Xanh da trời – Cool Blue: 37.16%
- Bạc – Silver Millenium: — 7.25%
- Nâu đồng – Cool Bronze: 28.51%
- Xám – Cool Grey: ——— 22.96%
Thông thường thì tỷ lệ truyền sáng càng cao thì đồng nghĩa với tính truyền nhiệt càng tốt. Tuy nhiên, điều này sẽ không đúng với màu trắng sữa vì nó cho khả năng truyền sáng khá cao nhưng tỷ lệ truyền nhiệt gần như bằng không. Do đó, nó sẽ rất thích hợp cho những ứng dụng cần đến khả năng cách nhiệt tốt.
Cách lựa chọn màu sắc tấm lợp lấy sáng phù hợp
Việc lựa chọn được màu sắc tấm lợp lấy sáng poly phù hợp sẽ không chỉ giúp làm nổi bật nét thẩm mỹ cho công trình của bạn mà còn giúp đảm bảo hiệu quả lấy sáng cũng như tính cách nhiệt cho công trình được lắp đặt.
Lựa chọn theo ứng dụng
Đối với các ứng dụng về xây dựng thì thường lựa chọn màu sắc theo sở thích cá nhân hoặc các màu phù hợp với không gian thiết kế cũng như các khu vực cụ thể. Ví dụ mái lợp lối đi, hành lang, giếng trời thì thường sử dụng màu sáng còn nhà để xe, nhà chờ xe buýt, trạm xăng dầu thì nên sử dụng các màu tối hơn.
Đối với các ứng dụng phổ biến trong nông nghiệp thì màu trong suốt sẽ là lựa chọn hàng đầu vì nó cho khả năng cung cấp ánh sáng hiệu quả cho cây trồng. Tuy nhiên, đối với một số loại cây ưa bóng thì có thể sử dụng màu khác để thay thế cho phù hợp. Màu trong suốt cũng là một lựa chọn hoàn hảo cho nhà phơi nông sản hoặc các căn nhà kho chứa hàng hóa.
Các ứng dụng dùng để thay thế kính thường sẽ sử dụng màu trắng trong như khiên chắn của cảnh sát, tủ kệ trưng bày sản phẩm, vách ngăn văn phòng,…Bảng hiệu quảng cáo hoặc vách ngăn trang trí có thể sử dụng nhiều màu sắc khác nhau và thường là màu tươi sáng, nổi bật như xanh lá cây hay xanh da trời.
Lựa chọn theo độ truyền sáng
Để lựa chọn theo độ truyền sáng, bạn có thể dựa vào các thông tin trong bảng mã màu mà chúng tôi đã đề cập. Nếu công trình cần xuyên sáng nhiều thì nên chọn tấm poly có tỷ lệ truyền sáng cao và ngược lại nếu cần bóng râm thì nên dùng những màu sẫm hơn.
Những màu sáng như xanh lá cây, xanh dương, xanh ngọc sẽ mang lại cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Còn các màu tối như xám, bạc, nâu đồng sẽ mang lại nét hiện đại, sang trọng hơn cho không gian của bạn. Ánh sáng chiếu xuyên qua tấm poly sẽ được lớp UV trên bề mặt lọc các tia cực tím có hại hiệu quả. Tuy nhiên, một số loại tấm poly giá rẻ sẽ không được tích hợp lớp bảo vệ này để giảm chi phí nên sẽ không có khả năng chống bức xạ nhiệt từ mặt trời.
Lựa chọn theo tính cách nhiệt
Khả năng cách nhiệt sẽ được hiệu theo cả việc cách nhiệt nóng và lạnh của môi trường bên ngoài. Đối với tấm poly thì khả năng cách nhiệt lạnh sẽ tốt hơn nên nó có thể sử dụng ở rất vùng khác nhau, đặc biệt là những vùng có khí hậu lạnh.
Tấm poly rỗng sẽ là loại có tính cách nhiệt tốt nhất trong 3 loại đặc ruột, rỗng ruột và tôn sóng nhờ vào cấu tạo của nó. Khi trời nắng nóng hoặc lạnh thì các lỗ rỗng của nó sẽ giúp cản nhiệt và giữ nhiệt tốt nên sẽ cách nhiệt tốt hơn. Tương tự như đặc tính truyền sáng, tính cách nhiệt cũng sẽ tăng dần khi màu sắc đậm màu hơn.
Riêng với màu trắng sữa là một trường hợp đặc biệt khi nó vừa xuyên sáng tốt nhưng lại có tính cách nhiệt rất cao. Do đó, đây sẽ màu sắc lý tường cho các ứng dụng cần khả năng cách nhiệt tốt và vẫn duy trì được tỷ lệ truyền sáng cao.
Tìm hiểu thêm >> Bảng báo giá chi tiết tấm lợp lấy sáng polycarbonate các loại phổ biến hiện nay
Các thông số kỹ thuật cũng như đặc tính của tấm lợp lấy sáng polycarbonate sẽ giúp bạn có thể dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên biết được màu sắc của tấm lợp lấy sáng poly gồm những màu nào và ảnh hưởng của từng màu để đảm bảo các yếu tốt chiếu sáng hiệu quả hơn. Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại vật tư này và lựa chọn được cho mình một sản phẩm phù hợp nhất cho công trình của mình.